Sử dụng điện thoại không cầm tay khi đang lái xe cũng nguy hiểm

Nghiên cứu mới nhất của trường đại học công nghệ Queensland (QUT) ở Úc chỉ ra rằng sử dụng điện thoại không cầm tay khi đang điều khiên ô tô cũng đem lại nguy hiểm không kém.

Hiểm họa đến từ việc nhắn tin trong lúc lái xe là không thể bàn cãi. Ở nhiều nước, nhắn tin hay gọi điện bằng điện thoại cầm tay trong lúc điều khiển phương tiện là phạm pháp. Nên giải pháp trước đây đặt ra mà đa phần số đông thừa nhận là sẽ an toàn hơn chính là gọi điện thoại ở chế độ không cầm tay. Bởi điều này đảm bảo cả hai tay của người lái sẽ nằm yên vị trên vô lăng, nhưng nghiên cứu an toàn giao thông mới đây của QUT lại cho thấy sự mất tập trung khi sử dụng điện thoại không cầm tay cũng tương tự như sử dụng điện thoại cầm tay.
 
                                                      su-dung-dien-thoai-khong-cam-tay-khi-dang-lai-xe-cung-nguy-hiem-anh1
 
Phụ trách nghiên cứu vấn đề này là tiến sĩ Shimul Haque. Sử dụng trung tâm thống kê tai nạn và an toàn giao thông – Queensland (CARRS-Q) giả lập lái xe nhằm đo lường ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại với thời gian phản ứng cùng khả năng điều khiển xe ô tô.
Kết quả nhận được cho thấy người sử dụng phương tiện dù có gọi điện cầm tay hay không cầm tay đều có tốc độ phản ứng chậm hơn người không sử dụng điện thoại tới hơn 40%. Giả sử vận tốc thời điểm đó là 40 km/h thì quãng đường người lái cần để phản hồi sẽ là 11 m.
Tiến sĩ Haque cho biết: “Điều này cho thấy cứ gọi điện trong khi lái xe là đem lại bất lợi rất lớn trong việc phản ứng những trường hợp đột biến ví dụ như người đi bộ băng ngang qua đường. Dường như việc tăng cường nơ-ron thần kinh cần thiết để duy trì cuộc hội thoại qua điện thoại sẽ làm giảm khả năng chú ý, tập trung của người lái.”
Tiến sĩ Haque tin rằng nghiên cứu cảu ông sẽ đủ trọng lượng để các bên chính phủ cân nhắc lại việc cho phép người lái sử dụng điện thoại khi đang lái xe.