Đổi mới tư duy: Từ xe đạp đến xe máy đến xe ôtô (1)

Xe đạp trở thành phương tiện đi lại vào thời điểm hơn nửa thế kỷ trước bởi… tự nhiên nó thế và đã tỏ ra hợp lý. Sau năm 1975, xe máy đóng vai trò tương tự cũng bởi sự hữu lý sẵn có. Nhưng khi phải tư duy phát triển công nghiệp ôtô, những nghịch lý khổng lồ đã lộ ra.

Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc mà Đổi mới đã được một phần tư thế`kỷ...
Ngày ấy, đi ôtô là cái sự thể hiện quyền lực và vị thế của một người trong xã hội. Sự phân cấp rất chặt chẽ theo loại xe và theo cả... màu xe. Ví dụ, phải từ cấp bộ trưởng trở lên mới được đi xe Volga do Liên Xô sản xuất, còn thứ trưởng thì đi xe Lada, một phiên bản xe Fiat 109 của Ý cũng do Liên Xô sản xuất. Nhưng bộ trưởng đi xe Volga mọi màu, có thể xanh hay trắng hay nâu, còn đen thì chỉ có bộ trưởng, uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới được đi. Nên khi ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư, chọn đi xe Lada đến trụ sở Báo Nhân Dân để đưa bài viết có ký tên NVL yêu cầu phải đổi mới tư duy, thì cả toà soạn chẳng biết ai mà lại dám đưa một bài như thế, vì... nhìn loại xe đi thấy chưa phải cấp để  có thể làm việc đó.
 
Theo gương ông, suốt mấy năm sau đó một số nhà lãnh đạo cấp cao nhất chọn đi xe Lada, vẫn dòng xe XHCN, còn Đổi mới vẫn chủ yếu ở trên bài viết và hội nghị. Trong khi đó các quan chức thương nghiệp, nhất là ngoại thương, do quan hệ với nước ngoài nhiều, lại không có tiêu chuẩn đi xe Lada hay Volga, nên mua một số xe tư bản về để đi công tác. Không oai như ôtô các lãnh đạo đi nhưng đẹp và dễ chịu. Cái sự dễ chịu lan ra, ngấm dần vào các quan chức nên khi một đồng chí lãnh đạo rất cao dùng xe Lada để đi về tỉnh, văn phòng viện cớ xe hỏng nên mới bố trí xe tư bản. Xuống xe, đồng chí lãnh đạo thấy quả là dễ chịu, đường dài, xấu mà xe mát, êm và nhất là đến nơi làm việc được ngay. Văn phòng nhân cái sự đó lại nói thêm, rất nghiêm túc: sức khoẻ của anh là tài sản quốc gia. Và đổi mới tư duy sau đó diễn ra trên thực tế. Chiến lược công nghiệp ôtô Việt nam cũng ra đời từ đó...
 
Tháng rồi, ở Bangkok có tổ chức Bangkok Motor Show 2013, có khoảng 2 triệu lượt khách đến tham
Thế là đề án phát triển công nghiệp ôtô được xây dựng và đệ trình, và được duyệt, tất nhiên. Còn thực tế thì xe máy được lựa chọn để giải quyết nhu cầu giao thông của đất nước trên cơ sở những tính toán duy lý của các nhà lập chính sách, và trên căn bản những hành xử tùy hoàn cảnh của văn hoá người Việt: rất linh động và luôn uốn theo hoàn cảnh chứ ít khi đương đầu với hoàn cảnh để tìm một giải pháp thật khác biệt.
quan triển lãm, còn năm 2012 trước đó là 1,959 triệu lượt người. Cũng tháng rồi có Vietnam Motor Show và có 120.000 lượt khách tới thăm. Năm ngoái, Thái Lan bán được hơn 1,3 triệu xe và dự tính năm 2020 là 2 triệu xe, còn chúng ta năm cao nhất được 138 nghìn xe, năm ngoái 93.000 xe và năm nay hy vọng khá hơn, được 100.000 xe. Trong khi Việt Nam đông dân hơn Thái Lan tới 30 triệu người.
 
Vì lẽ đó chăng mà Bộ Công thương đã hoàn thành báo cáo và chuẩn bị trình Chính phủ ban hành một đề án mới về phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây đã là đề án thứ bao nhiêu rồi, sửa đổi thứ bao nhiêu rồi, chẳng mấy ai còn nhớ nữa. Nhưng hôm 17/4 đã có cuộc họp giữa các bộ ngành dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tập trung rà soát các nội dung của đề án.
 
Vậy đề án này sẽ có cái mới gì? Chưa ai rõ. Nhưng có một điều rất rõ là để cho đề án không phải là một đề án viết cho nó có, cần phải có một tư duy khác về xây dựng công nghiệp ôtô Việt Nam trên nền của nhiệm vụ cơ bản là giải quyết vấn đề đi lại cho một quốc gia 100 triệu dân, với thu nhập đã bước vào nhóm nước trung bình, tuy nằm ở cuối. Trong lịch sử phát triển theo định hướng XHCN của mình, đây là lần thứ ba chúng ta phải lựa chọn để giải quyết cùng một vấn đề. Cho nên việc điểm lại tư duy của người Việt mình cũng là điều nên làm.
 
Lần lựa chọn thứ nhất diễn ra ở miền Bắc Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ, sau chiến tranh chống Pháp. Lúc đó thì chẳng có đề án nào, mà chỉ có một thực tế là đất nước đang xơ xác sau chiến tranh, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ với ba sào cho một đầu người, quan hệ quốc tế chỉ có với trên một chục nước. Nhất là, nguồn cung cấp công nghệ chỉ có Liên xô. Một dạng công nghệ có trình độ khá là thấp, nhất là trong lĩnh vực ôtô, trên thế giới ngay từ lúc đó. Xe đạp xem ra là một lựa chọn hợp lý, và trên thực tế đã tỏ ra là hợp lý cho một đất nước chuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh du kích lâu dài chống lại một quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất thế giới.
 
Lần lựa chọn thứ hai diễn ra sau những năm 1975, khi đất nước thống nhất. Thống nhất đem lại cho mọi người một thực tế là các thành phố và cả nông thôn phía Nam đất nước tràn ngập xe máy: đi lại nhanh đỡ mất sức, tiện lợi và nhất là không cần đường xá lắm. Nên nhớ là trong chiến dịch Hồ Chí Minh xe máy là phương tiện liên lạc chính và ông Lê Đức Thọ, đại diện Bộ Chính trị, đã đến kịp họp với Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh nhờ đi xe máy. Ấn tượng về sự khả dụng của xe máy rất đậm trong tư duy những người làm chính sách: đang đi bộ và đi xe đạp trong rừng nay được đi xe có động cơ thì thật là tuyệt.
 
Thực tế là nếu lựa chọn xe máy để giải quyết vấn đề giao thông đi lại, thì việc trang bị cho người dân phương tiện đi lại có tốc độ cao hơn nhiều lần xe đạp là điều có thể: không đắt lắm, không cần đường xá tốt lắm đòi hỏi nhiều đầu tư của xã hội và cũng không cần người dân nắm được luật giao thông lắm... Thế là đề án phát triển công nghiệp ôtô được xây dựng và đệ trình, và được duyệt, tất nhiên. Còn thực tế thì xe máy được lựa chọn để giải quyết nhu cầu giao thông của đất nước trên cơ sở những tính toán duy lý của các nhà lập chính sách, và trên căn bản những hành xử tùy hoàn cảnh của văn hoá người Việt: rất linh động và luôn uốn theo hoàn cảnh chứ ít khi đương đầu với hoàn cảnh để tìm một giải pháp thật khác biệt. Và phương tiện giao thông công cộng được bỏ mặc, và đường xá được phát triển theo kiểu có tiền đến đâu làm đến đấy, hỏng đâu chữa đấy. Có sao đâu, có chỗ nào mà cái xe máy không luồn lách vào được!
 
Đỉnh cao của lối tư duy duy lý này là sự phân bố giao thông ở Thủ đô: thay cho ngã tư đèn xanh đèn đỏ, thay cho cầu vượt qua các điểm giao cắt để xử lý xung đột giữa các dòng phương tiện lưu thông, người ta chọn cách xây các đoạn đường đi vòng để rồi tốn tiền, cảnh sát giao thông vẫn phải đứng ra điều phối mà tắc đưòng vẫn hoàn tắc. Cứ đến nút giao thông Ô Chợ Dừa thì thấy ngay điều đó.
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn