Kỷ lục “mở hàng” tăng 425% xe bán của Ford Việt Nam

Mùa bán hàng Tết Quý Tỵ - tháng 1/2013, cũng là giai đoạn khởi động năm kinh doanh 2013.Ford Việt Nam đạt con số tăng trưởng bán hàng kỷ lục so với các thương hiệu khác, vượt hơn300% so với cùng kỳ năm trước. Cũng đã giúp Ford nhẩy lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng xe bán. Thực tế bất ngờ này thực ra không có gì đáng ngạc nhiên hay phi lý, nó có lý do rất rõ ràng.

Doanh số bán xe tháng 1/2013 (718 xe bán) giúp Ford VN chiếm lĩnh 8% thị phần trong tháng 1, mức thị phần cao nhất mà hãng đạt được kể từ tháng 12 năm 2011. Tất cả các dòng xe của hãng đều có tốc độ bán tăng mạnh bất ngờ. Tất nhiên trong dịp Tết với 2 mãi lực là thói quen sắm xe đi Tết của dân và tâm lý “mở ví” khi được chính phủ “mở hé” cho cánh cửa hạ lệ phí đăng ký trước bạ xuống thấp các hãng xe khác cũng đều có kết quả bán xe tăng lên chung. Nhưng doanh số bán chung tăng 308%, thậm chí có xe bán tăng 425% của Ford thì đúng là rất ấn tượng.
 
Doanh số bán hàng lớn nhất của Ford trong tháng 1 là dòng xe thương mại Ford Transit với mức tăng trưởng 374% so với cùng kỳ năm trước, đạt 134 xe bán ra, chiếm 78% thị phần phân khúc xe mini bus trong tháng. Đây cũng là mức thị phần cao nhất mà Ford Transit đạt được từ trước đến nay.
 
Hai mẫu xe có tỷ lệ tăng trưởng kỷ lục là chiếc bán tải Ford Ranger đời mới - tăng trưởng tới 425% với 126 xe bán ra, chiếm 36% thị phần. Riêng mẫu xe du lịch đang “nóng” của Ford làFord Focus hoàn toàn mới thì vẫn trong đà tăng và kéo dài thêm danh sách “chờ xe” kể từ khinó chính thức ra mắt. Với doanh số bán 135 xe, đạt mức tăng trưởng 350% so với Focus cũbán một năm trước.
 
Chiếc du lịch nhỏ Ford Fiesta cũng bán tốt với kết quả bán hàng tăng 174%, đạt 96 xe bán ra.Riêng với hai mẫu xe đã khá cũ là dòng SUV đa dụng Ford Everest và Ford Escape cũng duy trì được kết quả bán hàng ổn định của tháng với doanh số đạt 112 và 76 xe bán. Tuy không có mức tăng đột phá, nhưng điều này có vẻ hợp lý vì thị trường đang “nghe ngóng” về thông tin thế hệ mới của dòng xe này sắp được tung ra trong năm 2013.
 
Như vậy có thể thấy rằng, ngoài yếu tố thói quen mua sắm theo “Tết” cộng với yếu tố khách quan về doanh số bán tháng 1/2012 thực tế thấp (do việc tăng thuế trước bạ), hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới “sức khỏe” của bất kì hãng xe nào tại Việt Nam chính là: cung cách phục vụ khách hàng, chất lượng xe của hãng và chính sách “cởi mở” của chính phủ. Còn những lí do về hạ tầng giao thông yếu kém, kinh tế suy thoái, xăng dầu đắt rẻ, ý thức góp phần xây dựng văn minh môi trường này kia… chẳng mấy ảnh hưởng tới người mua. Dânngười ta ai chẳng “mơ” có ô tô, cải thiện cuộc sống hay để làm phương tiện kiếm sống mới là quan trọng, tốt và rẻ thì người ta mua. Chuyện lớn là việc của các vị “công bộc” phải có trách nhiệm lo, không thể quy việc cho dân được!
 
Trong bảng xếp hạng toàn ngành, Toyota vẫn giữ vị trí số 1 về lượng xe bán ra với 2.718 chiếc, tăng 76% so với cùng kỳ và giảm 15% so với tháng liền trước; Trường Hải đứng thứ 2 với 1.834 chiếc, tăng 109% so với cùng kỳ và giảm 14% so với tháng liền trước; tiếp theo là Ford (690 xe), GM Việt Nam xếp thứ 4 với 608 xe và Vinaxuki chốt Top 5 với 258 xe.
 

Tin tổng hợp

otoxemay.vn