Đường nông thôn nguy hiểm gấp 10 lần đường cao tốc

Nguy cơ lái xe tử vong trên đường nông thôn cao gấp 10 lần so với đường cao tốc, bởi các con đường được quy hoạch lộn xộn, không biển báo, đèn hiệu. Người dân vùng quê cũng thường xuyên phạm luật.

Sở giao thông vận tải Anh vừa phát hành các số liệu cho thấy trong năm 2013 có 100 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông trên đường cao tốc, thấp hơn nhiều con số đáng kinh ngạc 1.070 trường hợp xảy ra trên các đoạn đường ở nông thôn. Trung bình mỗi ngày có 3 lái xe thiệt mạng trên khi đi trên đường nông thôn, chiếm khoảng 60 các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.
 
Các nhà vận động an toàn cho rằng ở nông thôn, lái xe thường quá chủ quan khi gặp phải những đoạn đường nguy hiểm, trong khi những người khác cho rằng tốc độ giới hạn trên những con đường này nên được giảm xuống. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm an toàn cũng cho thấy 1/4 lái xe suýt gặp tai nạn khi đi trên đường nông thôn, trong khi 1/3 vẫn duy trì tốc độ lớn khi gặp phải khúc cua.
 
Theo Bộ trưởng Giao thông Robert Goodwill, đây là những “bi kịch không đáng có”. Ông cũng kêu gọi các tài xế nên lường trước được những rủi ro: “Tôi muốn dân chúng lường trước được rủi ro và nhanh chóng thích ứng với những điều kiện đường xá mà họ phải đối mặt. Người lái cần nắm được đặc điểm đoạn đường phía trước, chọn một tốc độ đi an toàn và không quên dùng phanh tại những khúc cua”.
 
Đây chỉ là nghiên cứu được thực hiện ở Anh nhưng nếu con số tại Việt Nam được công bố, chắc chắn cũng khiến không ít người phải giật mình. Bởi các tai nạn trên đường cao tốc chủ yếu do “phê” tốc độ mà dẫn đến mất kiểm soát, mất tay lái, trong khi tai nạn ở đường nông thông ngoài nguyên nhân khách quan còn do sự ẩu tả của các tay lá. Hơn nữa, những con đường ở nông thôn thường vắng vẻ nhưng lại nhỏ hẹp và nhiều khúc cong hơn. Thêm vào đó, ở nông thông đường xá không có làn luồng, thiếu biển báo, đèn tín hiệu giao thông, và vô số đường nhánh, ngõ nhỏ cắt ngang. Chưa kể đến việc người dân vùng quê thường ít khi học luật, thích chờ cồng kềnh, nhiều người là “ma men” vẫn vi vu lướt gió.