Loằng ngoằng quy định cho phép Mô tô PKL vào cao tốc

“Đường cao tốc chỉ quá tải vào ngày lễ, bình thường rất vắng. Cớ gì không cho xe đi. Tại sao nước ngoài cho đi mà mình không cho đi. Tất nhiên không phải bất cứ cái gì nước ngoài làm thì mình cũng làm theo. Nhưng những gì hợp lý thì phải làm. Nếu Luật chưa cho phép thì có thể xin Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm” Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói trong buổi làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT sáng nay (13/5).

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
 
Tại một diễn biến trước đó, tại buổi tọa đàm An toàn giao thông và xe phân khối lớn chiều 6/5 bàn về vấn đề lưu thông xe phân khối lớn. Phó ban ATGT tp.HCM Nguyễn Ngọc Tường cho rằng, tiếng ồn của xe phân khối lớn là điều bất cập với xã hội. Đứng dưới góc nhìn người dân, chính ông cũng chia sẻ quan điểm: ” Nếu xe đang bảo vệ đường đua hay tham gia sự kiện cần tiếng pô lớn để dẹp đường thì không nói làm gì. Nhưng ban đêm, tôi nhiều lần chứng kiến xe phân khối lớn qua các khu dân cư nẹt pô ầm ĩ, khiến cả khu phố bức xúc. Những người trong khu phố, kể cả tôi, cũng muốn chửi tục vì kiểu chạy xe này”. Tiếng nói chung của đa số người dân là hoàn toàn đúng, ngay cả các thành viên CLB xe phân khối lớn cũng công nhận điều này.
 
 
Ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch UBATGT quốc gia - nhận định, bắt môtô 1.000 phân khối chạy trong làn xe máy với tốc độ 40 km/h là không đúng thiết kế, hao nhiên liệu. Nhưng người điều khiển môtô chạy vào làn khác hoặc phóng quá tốc độ lại vi phạm luật. Ảnh: Duy Trần
 
Mỗi loại xe phân khối lớn bán ra thị trường đều phải đạt đủ tiêu chuẩn độ ồn mà các quốc gia quy định mới được phép bán. Như vậy, bản chất thiết kế của những chiếc xe phân khối lớn (PKL) hoàn toàn không hề vi phạm pháp luật, chính ý thức và kỷ luật của người lái xe biến những tiếng pô trở nên xấu xí trong mắt người dân và đưa xe PKL liên can tới các quy định luật pháp. Những chiếc xe PKL còn vi phạm luật GTĐB chủ yếu với các lỗi như: gắn thêm các thiết bị không được phép như còi, đèn ưu tiên.. Người điều khiển xe phân khối lớn thường xuyên mắc phải các lỗi vi phạm như chạy quá tốc độ, vi phạm làn đường, phần đường…
 
Rõ ràng, chiếc xe PKL không thể tự mình trang bị thêm các món đồ chơi trái quy định, hay tự ý chạy nhanh, vượt ẩu hay vi phạm phần, làn đường. Mà chính người điều khiển xe PKL làm những việc đó. Thượng tá Trần Hữu Toán - đại diện Cục cảnh sát đường bộ, đường sắt – thừa nhận công tác đào tạo chưa tốt là nguyên nhân dẫn tới 70-80% người điều khiển xe PKL hiện rất yếu luật và thiếu kỹ năng. Phó chủ tịch Liên đoàn môtô, xe đạp Việt Nam Ngô Quang Vinh cũng đồng tình với quan điểm trên.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, vậy cấm luôn không cho xe PKL lưu thông. Thực tế đáng buồn là cơ sở giao thông tại Việt Nam chưa thích hợp để chạy xe PKL. Một chiếc xe PKL chỉ được chạy với tốc độ tối đa 40km/h là không đúng thiết kế sản xuất. Nhưng bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng: “Chúng ta cho nhập về, tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô phân khối lớn nhưng lại không cho chạy thì cho thi, cho nhập làm gì”. Đồng ý đất nước còn chưa phù hợp để PKL được sử dụng rộng rãi, nhưng không có nghĩa là những người thực sự yêu thích và đam mê môtô có tiền mua xe về chỉ để ngắm.
 
 Đường như thế mà xe PKL không được đi là sao?
 
Cái khó là cần cởi bỏ nút thắt nguyên nhân, chứ không phải phân tích đổ lỗi vì luật lệ cấm đoán mà không được phép chơi xe. Hay vì PKL vi phạm pháp luật, là nguyên nhân chính của các vụ tai nạn thương vong chết người. Vậy sân chơi nào cho những người yêu thích môtô muốn cuộc chơi chính trực ý thức? Đâu là sự bình yên với những người dân hàng ngày luôn phải chịu đựng tiếng pô inh ỏi, ra đường với nguy cơ mạng sống đe dọa từ những quái xế kia? Điều cần làm không phải phân bua ai đúng ai sai, mà các bên phải cùng ngồi lại, đi tìm con đường chung để cuộc chơi chính trực nằm trong giới hạn luật pháp cũng như không ảnh hưởng tiêu cực tới một xã hội văn minh. Những cá nhân không tuân theo quy tắc chung ấy, chắc chắn sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng và nghiêm khắc của luật pháp, sự phản đối của những người đam mê cũng như lên án gay gắt của xã hội!
 
Về phía các nhà quản lý, các quan chức đang đưa ra và thảo luật ý tưởng thí điểm cho xe môtô PKL chạy vào làn đường cao tốc chung với ôtô. Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ quan điểm: “Đường cao tốc chỉ quá tải vào ngày lễ, bình thường rất vắng. Cớ gì không cho xe đi. Tại sao nước ngoài cho đi mà mình không cho đi. Tất nhiên không phải bất cứ cái gì nước ngoài làm thì mình cũng làm theo. Nhưng những gì hợp lý thì phải làm. Nếu Luật chưa cho phép thì có thể xin Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm”. Sau những quy định về việc học thi giấy phép lái xe hạng A2 đã được nới rộng, giờ đây những người yêu thích môtô có thêm hy vọng được chơi cuộc chơi chính đáng, không còn phải chui lách những quy định cứng nhắc.
 
 
Xe PKL đi chung đường giao thông thì bí bách thế nào?
 
Xe PKL đi chung đường giao thông thì bí bách thế nào?
 
Vậy, điều mà cộng đồng chơi PKL cần làm, là tuân thủ một cuộc giao kèo một bên là pháp luật, một bên là những sở thích, đam mê. Ngoài ra, khi thí điểm có hiệu lực, phần đông lái xe ôtô sẽ có những băn khoăn trăn trở, thậm chí là phản đối. Bởi vì họ tưởng tượng tương lai những làn xe lộn xộn, đang đi tự dưng có những chiếc quái xe phóng vèo…vượt láo! Tại sao làn đường cao tốc chỉ dành cho xe ôtô bốn bánh, lại có những chiếc xe hai bánh khác biệt hoàn toàn đi chung, điều này thật thiếu công bằng! Mà rõ ràng là nguy cơ sự lộn xộn trên có thể xảy ra với ý thức của một bộ phận không nhỏ người chơi PKL hiện giờ! Mọi quy định phạt dù có dựa trên cơ sở làn xe chạy, phạt như bốn bánh hay thậm chí nghiêm khắc hơn, cũng chỉ là để răn đe,xử lý những người ý thức tôn trọng pháp luật! Những kẻ ham mê cuộc chơi thiển cẩn chắc chắn sẽ không được pháp luật và xã hội đồng tình.
 
Sau buổi làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT sáng nay, bộ trưởng Đinh La Thăng kết luận, sẽ đề xuất thí điểm cho xe mô tô từ 175 phân khối trở lên được chạy vào 3 tuyến cao tốc gồm Hà Nội – Lào Cai, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Sài Gòn - Trung Lương. Như vậy, nếu thí điểm có hiệu lực, thì đây chính là một lời ngỏ của luật pháp cho những thú chơi đam mê. Vậy những niềm đam mê chân chính đón nhận điều đó thế nào? Kết quả của thí điểm sẽ quyết định việc các nhà quản lý đề xuất chỉnh sửa Luật pháp. Luật pháp do con người đề ra để xây dựng xã hội tốt đẹp, mọi phương tiện và công cụ tao ra cũng để phục vụ nhu cầu của con người. Liệu luật pháp và thực tiễn đam mê có tìm được con đường chung?

Tin tổng hợp

otoxemay.vn