Khám phá kỹ năng lái môtô PKL theo chuẩn quốc tế tại trường đua Đại Nam

Trong khóa học làm chủ tay lái xe môtô an toàn DRE được Ducati Việt Nam tại Trường đua Đại Nam (ở tỉnh Bình Dương), ban huấn luyện đã huy động các mẫu xe gồm Scrambler 400 và 800 phân khối, Monster 821, Hypermotard 939, Hyperstrada 939, Multistrada 1200 và 1200 Enduro để phục vụ các học viên.

Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-1
 
Trên khu vực trải nhựa diện tích lớn, các HLV sắp đặt dàn côn thành sa hình nhằm thực hành các bài hướng dẫn đa dạng và khá toàn diện gồm: chuẩn bị tư thế lái xe đúng; thao tác chạy xe chậm; sử dụng phanh gấp trên đường thẳng khô ráo; chạy ôm cua chữ O; chạy slalom zíc zắc; chạy đường có nhiều khúc cua gắt liên tiếp... giúp mọi người tiếp thu kỹ năng lái xe an toàn, áp dụng vào thực tiễn tránh va chạm khi điều khiển xe trên đường phố đông đúc, đường đèo dốc quanh co... Sa hình được bố trí hoàn toàn trên bề mặt thảm nhựa (nhưng không có nước trơn trượt) với số lượng côn dày đặc, thể hiện chi tiết đường chạy và cho cảm giác lái thiết thực.
 
Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-2 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-3 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-4 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-5
 
Trong bài tập, dòng môtô nhỏ nhất được sử dụng là xe Ducati Scrambler 400 có công suất 41 mã lực/8.750 vòng/phút, mô-men xoắn 34,5 Nm/8.000 vòng/phút. Scrambler 800 là 75 mã lực/8.250 vòng/phút, mô-men xoắn 68 Nm/5.750 vòng/phút. Ngược lại, mẫu môtô lớn nhất là loại xe chinh phục địa hình Multistrada 1200 Enduro với động cơ 1.198,4 phân khối, công suất 160 mã lực/9.500 vòng/phút, mô-men xoắn 136 Nm/7.500 vòng/phút. Được mệnh danh “cỗ máy off-road”, Multistrada 1200 Enduro thừa hưởng những công nghệ hiện đại bậc nhất trong ngành chế tạo xe môtô, ví dụ: hệ thống đo lường lực quán tính do hãng Bosch (Đức) cung cấp giúp người lái kiểm soát lực phanh ngay cả khi xe đang ôm cua mà không lo xe bị khóa bánh và trượt ngã; đèn pha LED chiếu sáng theo góc cua; công nghệ Vehicle Hold Control hỗ trợ xe vượt đèo dốc nhanh chóng, an toàn. Bên cạnh đó, còn có mẫu môtô đa dụng tiêu biểu như Hypermotard lắp động cơ 937 phân khối, công suất 113 mã lực, mô-men xoắn 98 Nm và cấu trúc khung sườn xe gọn gàng, cao thoáng giúp xe thuận tiện chạy trên phố, đường trường hoặc off-road đều hiệu quả.
 
Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-6 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-7 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-8 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-9
 
Tất cả xe đều được trang bị phanh xe dạng đĩa chống bó cứng ABS kèm theo những tính năng nổi bật khác như: hệ thống kiểm soát độ bám đường Ducati Traction Control, 4 chế độ lái (Sport, Touring, Urban, Enduro)...
 
DRE 2017 gồm những bài tập được chia nhỏ để người học dễ thực hành. Đồng thời bật mí các mẹo để làm chủ tay lái môtô phân khối lớn hiệu quả hơn. Một ví dụ tiêu biểu là cách đặt mũi chân do Ducati hướng dẫn dù còn gây nhiều tranh cãi trong giới biker nhưng trong một số trường hợp thì cách đặt chân này khá hữu ích. Ví dụ khi lái xe đường trường mũi chân đặt như vậy sẽ tạo độ nhún tốt, giảm mệt mỏi cơ chân đùi, hoặc tránh bị trượt đế mũi giày khi ấn phanh gấp trên bàn đạp mòn, ướt trơn trượt... Nếu tập luyện thuần thục thì kiểu đặt chân lạ mắt này không ảnh hưởng gì đến kỹ năng điều khiển xe. Người viết đã thấy tận mắt trong đại hội môtô PKL tại Đà Nẵng vào năm 2016, một biker điều khiển chiếc Ducati Multistrada 1200 với cách đặt mũi chân “múa ba lê” như nêu trên vẫn uốn lượn rất đẹp và nhanh trong bài thi sa hình Gymkhana và đoạt giải cao nhất. Nhưng hạn chế cố hữu của kiểu đặt chân này là người lái sẽ chậm một nhịp khi cần đạp phanh khẩn cấp.
 
Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-10 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-11Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-12 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-13
 
Bài tập quý báu khác là xác định đỉnh của góc cua. Đối với góc cua hình chữ L (còn gọi là cua tay áo), người lái cần xử lý bốn giai đoạn để điều khiển xe ôm cua hiệu quả, không lao xuống vực hoặc đâm đầu vào xe ngược chiều. Thứ nhất, quan sát phát hiện góc cua từ xa, hãy đánh lái di chuyển xe chạy ra giữa tim đườn, rà/đạp phanh kết hợp về số. Thứ hai, giảm ga khi gần đến cua. Thứ ba, duy trì vận tốc xe ổn định để bẻ lái cho xe chạy ôm sát vào đỉnh cua. Thứ tư, sau khi vừa thoát đỉnh cua, nhanh chóng vặn ga để lấy lại tốc độ. Trong đó, giai đoạn dài nhất và có tính quyết định là quá trình rà phanh và sang số trước khi vào cua. Khoảng cách từ khi bắt đầu thao tác này cho tới đỉnh cua dài hay ngắn là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vận tốc xe, loại xe môtô (nakedbike, sportbike, cruiser, adventure, cào cào...), mặt đường trơn/khô/lồi lõm...
 
Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-14 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-15 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-16 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-17
 
Đối với góc cua hình chữ U, biker có mẹo nhỏ là giả lập “đỉnh cua sai” ở ngay góc rẽ bên lề phải đường, từ đó sẽ dễ dàng xác định “đỉnh cua đúng” ở phía đối diện của góc cua chữ U. Điều đó có nghĩa là biker vẫn lấy lái giữ xe di chuyển ra giữa tim đường. Tiếp đó, thực hiện tuần tự các bước điều khiển xe như khi vào cua chữ L, gồm: rà/đạp phanh, về số, nhả ga, giữ vận tốc xe ổn định và chạy song song lề phải qua đến 1/3 góc cua. Cuối cùng là xoay ghi-đông sang phải một góc phù hợp đồng thời nghiêng xe để hoàn thành cú ôm cua hoàn hảo sát vào “đỉnh cua đúng”.
 
Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-18 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-19
 
Tư thế lái đúng là hơi cúi người chứ không quá thẳng lưng để khuỷu tay có độ cong sẽ linh hoạt hơn khi xoay trở ghi-đông. Tuy nhiên, khi phanh thì ưỡn ngực dựng thẳng lưng để có tư thế đạp phanh mạnh nhất, cân bằng trọng tâm xe tránh dồn quá nhiều về phần đầu xe. Những pha ôm cua tròn gắt nghiêng người thấp hơn 450 khiến người xem đứng xung quanh thót tim. Nhưng nếu người học áp dụng đúng tư thế giữ ghi-đông thẳng tay khi vào cua thì ngược lại – họ có cảm giác rất sảng khoái khi cầm lái vững vàng ở tư thế khó.
 
Lý thuyết là vậy nhưng thực tế trên mọi nẻo đường bất cứ lúc nào cũng có thể ập đến nhiều tình huống làm “chết điếng” người lái. Do đó, HLV khuyên học viên tập và cũng luôn đặt sẵn hai ngón tay trên càng bóp côn và phanh sẽ giúp rút ngắn thời khắc phản ứng kích hoạt phanh, côn.
 
Buổi học tập trung vào dòng xe nakedbike là dòng sản phẩm bán phổ biến được nhiều người đam mê môtô phân khối lớn sử dụng nên khóa học có tác dụng thực tế rất lớn. Thực tế sa hình với nhiều khúc cua rất gắt không phù hợp cho xe môtô sportbike phô diễn.
 
Tại Việt Nam, không nhiều hãng môtô tổ chức chính hãng những chương trình hướng dẫn lái xe theo tài liệu kỹ thuật mới nhất của hãng trên thế giới. Khác với các khóa học DRE trước đây, đợt này ban tổ chức kết hợp cả hai nội dung hướng dẫn học tập cho học viên diện entry-level (trình mới tập lái môtô), thậm chí là chưa bao giờ cầm lái xe tay côn với các biker có trình cao hơn. Vì thế chương trình học phong phú kéo dài từ sáng sớm đến chiều muộn trong cái nắng gay gắt phương Nam miền Đông Nam Bộ những tháng đầu năm 2017, tuy nhiên các học viên đều hăng say “lái, lái và lái” dẫu mồ hôi tuôn rơi.
 
Khóa DRE lần này có thuận lợi lớn là do các HLV người Việt trực tiếp hướng dẫn. Đây vốn là những người vốn thấu hiểu thói quen cầm lái môtô của tay lái Việt nên đã giải thích cặn kẽ khiến các biker “lúng túng” nhất cũng tiếp thu tốt.
 
Buổi học đem lại những bài học có “giá trị xương máu” khi áp dụng trong những chuyến phượt đi tour đường đèo dốc. Chính ở đoạn đường cong ngoằn ngoèo mới chứng tỏ năng lực bản lĩnh làm chủ chiếc môtô của biker, chứ như nhiều biker đều công nhận là trên đường thẳng tắp cưỡi môtô vặn cứng ga thì tay lái “trình đơn giản” đều làm được.
 
Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-20 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-21 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-22 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-23 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-24 Kham-pha-ky-nang-lai-mo-to-theo-chuan-quoc-te-tai-truong-dua-Dai-Nam-anh-25