Sau 5 hay 10 năm nữa động cơ đốt trong sẽ cáo chung nhường chỗ cho xe điện ?

 Theo kế hoạch về khí hậu của đảng Xanh ở Thụy Sỹ thì đến năm 2025 sẽ không cấp phép lưu hành mới đối với ôtô con chạy bằng động cơ đốt trong. Cho đến nay chỉ có Na Uy, đất nước của ôtô điện (ôtô-E), là triệt để mạnh tay như vậy. Tuy nhiên, phần còn lại của châu Âu, kể cả nước Đức, cũng đang diễn ra một kịch bản tương tự.

 
Trong cuộc chạy đua toàn cầu đầy tham vọng về chính sách khí hậu thì đảng Xanh ở Thụy Sỹ đề ra một mục tiêu cao hơn cả. Kế hoạch khí hậu mới của đảng này đề cập một loạt biện pháp trong đó có hạn chế tiêu dùng, không có chất thải và chuyển rất nhanh sang sử dụng động cơ thay thế trong lĩnh vực giao thông ôtô.  Đảng này chủ trương đến năm  2025 không cấp phép lưu hành cho ôtô mới sử dụng động cơ đốt trong.
Tuy nhiên đòi hỏi của đảng này không hề cực đoan như thoạt đầu người ta nghĩ. Na Uy chủ trương đoạn tuyệt với động cơ đốt trong  từ năm  2025 nhưng hiện đã thực hiện được chỉ tiêu này. Ngay từ bây giờ ôtô cá nhân mới chỉ được cấp phép lưu hành khi có động cơ thay thế. Những loại xe hiện hành có thể tiếp tục dùng nhiên liệu xăng hay diesel, tuy nhiên giá các loại nhiên liệu này tăng đáng kể. 
Nhưng lịch biểu này đã được đề ra từ lâu, do đó người dân nước Bắc Âu này chủ yếu chỉ đặt mua xe động cơ điện. Năm ngoái 54% xe được cấp phép lưu hành mới ở Na Uy  là ôtô-E, theo thống kê về bán xe thì đứng đầu bảng là Audi e-tron, trước cả Tesla Model 3 và  ID.3 của VW. Loại xe con được ưa chuộng nhất ở Na Uy là VW Golf giờ chỉ còn đứng ở vị trí thứ 5.
Tại Thụy Sỹ tỷ lệ tương quan có khác: 8,2 % các loại xe mới được cấp phép lưu hành, theo số liệu của Hiệp hội xe ôtô Thụy Sỹ , là xe chạy hoàn toàn bằng điện pin, cùng với loại  Plug-in-Hybrid (có cả động cơ đốt trong) thì ôtô-E chiếm 14,3% thị phần.
Hầu như không phụ thuộc vào ngành công nghiệp ôtô
Nếu so với năm trước đó thì đây là một sự tăng trưởng rất đáng kể và đạt được gần bằng Đức, 13,5%, nội trong bốn năm tăng  100% thì ngay cả giới hâm mộ ôtô-E cũng cho là quá sức tưởng tượng.
Tuy nhiên phái Xanh ở Thụy Sỹ tin chắc sẽ sớm diễn ra một bước ngoặt. Khác với đảng  Xanh của Đức, đề ra mục tiên chấm dứt ôtô dùng động cơ đốt trong từ năm 2030, đảng Xanh ở đây không chú ý lắm đến ngành công nghiệp ôtô. Tuy Thụy Sỹ có tới 500 doanh nghiệp phụ trợ , nhưng nền kinh tế nước này không bị lệ thuộc vào ngành công nghiệp ôtô như ở Đức.
Nước  Đức có 820.000 việc làm được trả lương hậu hĩnh, trong đó có khoảng 100.000 việc làm bị đe dọa nếu phải giã từ động cơ đốt trong.  Chính vì thế nên không có các cuộc tranh cãi nghiêm túc về thời hạn cáo chung động cơ đốt trrong.
Thay vào đó nhà nước tìm cách thông qua trợ giá cỡ tiền tỷ để kích thích người dân mua ôtô điện. Riêng khoản tiền thưởng môi trường“ đã ngốn trên hai tỷ Euro, qua đó giảm giá xe tới 6000 Euro. Với việc làm này người ta hy vọng ngành công nghiệp sẽ có thêm tiền phục vụ cho quá trình chuyển đổi sang ôtô điện.
Tổng quan về những nước đã có quyết định về thời hạn chấm dứt động cơ đốt trong mới
Thủ lĩnh đảng Xanh Balthasar Glättli ở Thụy Sỹ dường như không mấy hy vọng vào những biện pháp đại loại kiểu này. Ông ủng hộ nhà nước đề ra lịch cấm động cơ đốt trong:  “Việc cấm như thế này tự do hơn so với sự can thiệp bằng chính sách nộp phí trong giao thông. Chỉ cần ra lệnh : không sử dụng ôtô hóa thạch! Đồng thời tạo điều kiện rộng rãi hơn đối với các giải pháp thay thế”, Kế hoạch khí hậu hướng tới các cử tri xanh, bảo thủ.  “tôi thừa nhận đây là một ý tưởng tương đối tư sản của Thụy Sỹ”,Glättli nói. Đảng Xanh đã giới thiệu phiên bản đầu tiên của kế hoạch cơ bản này hồi mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên phái tả của đảng này cũng như nhánh Fridays for Future của Thụy Sỹ cảm thấy kế hoạch này chưa đủ mạnh. Đây là phiên bản bổ sung, sẽ được đưa ra thảo luận tại đại hội của đảng này vào ngày 23/1 này.
Ngay cả  Ferdinand Dudenhöffer, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu ôtô và là người tích cực đòi nhanh chóng điện khí hóa lĩnh vực ôtô cũng cảnh báo về sự quá vội vã rời bỏ động cơ đốt trong. Chuyên gia ôtô này cho rằng: “Theo đánh giá của tôi thì kế hoạch cáo chung động cơ đốt trong của Thụy Sỹ vào năm 2025 là rất, rất can đảm và đầy tham vọng”.
Ông coi “cuộc chạy đua về động cơ đốt trong” trong bốn năm còn lại là một nguy cơ. Theo đó thị trường Thụy Sỹ  sẽ “rơi vào tình trạng ế ẩm vì người ta đã mua trữ xe động cơ đốt trong một thời gian dài trước đó”. Điều này cũng không phải là giải pháp tốt nhất đối với cân bằng khí hậu.
Dudenhöffer khuyên nên lùi thời điểm đoạn tuyệt với động cơ đốt trong tới năm 2030 hay 2028, “nếu như người ta thực sự muốn có một dấu hiệu rõ rệt”. Riêng việc xây dựng hạ tầng cơ sở đối với hệ thống nạp điện cũng cần có một giai đoạn quy hoạch hợp lý.
Thời gian quy hoạch này hiện đã được quy định ở một số nước như Anh,  Niederlande, Thụy Điển và Đan Mạch. Tại các nước nói trên đến năm 2030 sẽ không cấp giấy phép lưu hành mới đối với xe động cơ đốt trong. Nhưng ở Anh thì động cơ  Plug-in-Hybride được duy trì đến năm  2035. Nhật Bản là nước cuối cùng trong danh sách các nước có quy định về thời gian ngừng cấp phép cho xe với động cơ đốt trong: tại nước này đến năm 2035 sẽ chấm dứt dùng nhiên liệu xăng hay Diesel, tương tự là hai tiểu bang của Hoa Kỳ California và Massachusetts.
Động cơ đốt trong không còn hiệu quả kinh tế
Đức cần có một thời hạn như vậy không? Hiện tại các nhà sản xuất lớn ở Đức đều có xu hướng tăng mạnh tỷ lệ ôtô điện trong những năm tới. Các tập đoàn như  Volkwagen, Daimler và BMW dự định trong năm nay sẽ tung ra thị trường một số modell động cơ điện mới,  VW modell  Elektro-SUV ID.4 cho tới  loại Limousine Mercedes EQS hạng sang.
Chỉ tiêu về khí hậu của EU là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi  sử dụng động cơ điện. Tới đây còn có thêm quy chế khá chặt chẽ về chỉ tiêu khí thải, Euro-7-khí thải. Quy chế này chặt chẽ đến mức, sử dụng động cơ đốt trong trở nên quá tốn kém, phi kinh tế.
Thí dụ ở Na Uy người ta dự kiến từng bước nâng phí - CO2. Giá phí hiện tại khoảng 57 Euro đến năm  2030 tăng dần lên 195 Euro một tấn CO2.
Từ nhiều chục năm qua các nhà kinh tế đã ủng hộ cách tiếp cận giảm tác động môi trường không mong muốn như khí thải bằng cách định giá cho chúng. Ở Đức, công cụ này hiện cũng đã được phổ biến trong lĩnh vực vận tải, với giá ban đầu có thể quản lý được. Kể từ ngày 1/1, khoản phí 25 Euro cho mỗi tấn khí thải CO2 đã được áp dụng, bao gồm cả nhiên liệu. Kết quả là, xăng đã tăng 7 cent / lít và dầu diesel tăng 8 cent.