Polestar 2 - Đối thủ mới của Tesla?

Với Polestar,`giới chuyên gia đặt nhiều hy vọng vào chiếc ôtô điện đầu tiên từ “lò” của công ty con- Volvo. WELT đã thử nghiệm kỹ lưỡng chiếc xe này trong cuộc sống hàng ngày và hiểu rõ về nó.

Nando Sommerfeldt, tác giả báo Welt, đã thử nghiệm ô tô điện Polestar 2 
 
Cùng với cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ, ngoại hình của  Polestar 2 cũng đáp ứng sự mong đợi của nhiều người. Cuối cùng thì châu Âu đã có  chiếc xe mà ngay từ đầu đã đặt vấn đề vận hành bằng điện và không có một chút gì dính dáng đến xe động cơ đốt trong.
Tuy nhiên con xe này không được sinh ra từ quốc gia ôtô Đức. Nó thuộc về Thụy Điển. Chí ít thì nó được lắp ráp, kiến tạo ở đó. Polestar thuộc về công ty con của Volvo – nên đáng ra cũng không thể nói nó hoàn toàn là của châu Âu. Hiện tại tập đoàn truyền thống của Thụy điển này thuộc về đế chế Geely của Trung Quốc – và đương nhiên thương hiệu Polestar cũng như vậy
Quê hương của  ”Polestar 2” chắc chắn là ở vùng cao phía bắc của châu Âu. Đây là nơi ấp ủ, ra đời của dự án và nó cũng được triển khai chính tại nơi này. Nhãn hiệu Polestar trong tương lai chỉ dành cho loại ôtô điện này.
Dự án về ôtô điện đầu tiên này khi hình thành phải có tất cả những gì mà cho đến nay chỉ có xe của Tesla có. Xe sẽ chỉ được bán thông qua trực tuyến để đưa những chiếc ôtô điện thực sự tốt xuống đường
Mute
Polestar 2 liệu có thể chấm dứt khoảng cách hơn hẳn về công nghệ của Tesla? Liệu có xuất hiện một đối thủ ngang tầm? Liệu nó có thể làm được điều mà cho đến  nay BMW, Mercedes và cả VW cam chịu thất bại? WELT có câu trả lời cho câu hỏi này.
 Polestar đã được đưa vào hoạt động hai tuần lễ liền trong điều kiện của cuộc sống hàng ngày. Điều kiện bên ngoài ,với chiếc xe, có thể nói là xấu. Mùa đông không thích hợp để thử nghiệm ôtô điện khi nhiệt độ ngoài trời giá lạnh đến mức nước có thể đóng băng thì tầm hoạt động của xe điện có thể giảm tới một phần ba vì các khối pin của nó không chịu đựng nổi giá rét.
Ngược lại ”Polestar“ xứng đáng với cái tên của nó. Nó chịu được lạnh tốt. Đành rằng ở nhiệt độ âm, Polestar cũng bị giảm tầm hoạt động. Nhưng sự giảm này ở mức có thể chấp nhận được, chỉ khoảng vài ba kilomet.
Kể cả thách thức thứ hai mà cho đến nay nhiều loại ôtô điện bị thất bại thì các kỹ sư Thụy Điển đã thành công. Chiếc xe này trông hết sức đặc biệt. Các đối thủ cạnh tranh như Audi,  Mercedes hay cuối cùng là  Volkswagen không tạo ra được điều khác biệt.
Những con xe này hầu như không có sự khác biệt so với những loại xe động cơ đốt trong trước đó. Không xuất hiện hiệu ứng bất ngờ. Trong khi đó ở Tesla các xe ôtô điện có sự khác biệt rõ rệt với các đối thủ cạnh tranh chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu. Polestar đã tạo ra được sự bất ngờ, không đến mức làm người ta phải trầm trồ ngoái lại nhìn, nhưng ít nhất nó cũng gây nên sự tò mò.
Nhưng khi nhìn vào bên trong thì thấy hầu như không có gì gây ngạc nhiên. Người ta không thấy được cái tối giản như thường thấy ở Tesla, mà mới đây VW đã sao chép. Với loại “thượng lưu cổ điển” điều này có lẽ thể hiện rất rõ.
Nội thất toát ra sự cao sang, cảm giác như ngồi trong một loại xe sang trọng của Đức. Thực ra Polestar cũng thuộc đẳng cấp này. Giá bán của nó khoảng 55.000 Euro rõ ràng không phải là một khoản tiền nhỏ. So với phiên bản cơ bản  Model 3 của Tesla thậm chí còn đắt hơn đến khoảng 10.000 Euro. Các loại ôtô điện của Audi hay EQC của  Mercedes còn cao giá hơn nhiều.
Tuy nhiên những điều này chẳng qua chỉ là màn dạo đầu. Điều quan trọng với một ôtô điện tốt chủ yếu thể hiện ở ba tiêu chuẩn then chốt: cơ sở hạ tầng để sạc pin tốt, đạt được tầm hoạt động đáng kể và có một gói phần mềm tốt. Cho tới nay trừ  Tesla tất cả các ông lớn khác đều thất bại ở cả ba yêu cầu này.
Mới nhìn qua đã thấy công nghệ phần mềm đầy sức thuyết phục. Màn hình thân thiện với người dùng. Trợ lý Google, mọi hoạt động đều được điều khiển từ đây, cũng rất hoàn hảo, trôi chảy.
Có một chức năng từng làm một số tài xế thất vọng đối với nhiều loại ô tô điện khác, thì ở Polestar 2 chức năng này lại rất hoàn hảo. Nó nhận ra mọi tùy chọn dành cho người lái, thí dụ: trụ gần nhất ở đâu? Đó là loại gì? Còn bao xa? Nhưng đáng tiếc rằngđiều mà một ôtô điện nhất thiết phải làm được, để thực sự đứng vào hàng ngũ tiên phong của đội quân E- ôtô công nghệ thì tiếc rằng Polestar còn chưa đạt được.
Công nghệ-Over-the-Air, đồng nghĩa với cập nhật qua internet chưa phải là một bộ phận cấu thành của loại xe này. Điều này nghe có vẻ trìu tượng nhưng trong thực tế lại rất quan trọng. Người nào nắm được phương pháp này kẻ đó sẽ khơi mào cho bước phát triển tiếp theo của ngành công nghiệp ôtô tự động.
Thiếu App cũng là điều gây thất vọng về công nghệ  đối với  Polestar
 
Thực ra những đáng tiếc ở chiếc xe chỉ là những vấn đề lặt vặt, nhưng những thứ đó sẽ làm cho chiếc xe ngày càng tốt hơn  – để người ta không nhất thiết phải cho xe vào xưởng. Tesla với Model 3 của mình trong hai năm qua đã nâng cấp hàng chục lần cập nhật kỹ thuật số nhỏ.
Một ví dụ: từ giữa năm  2020 tất cả các cửa sổ đang mở khi khóa xe sẽ tự động đóng lại. Thoạt nghe có vẻ như một chuyện vặt, nhưng tính năng ấy được cung cấp miễn phí cho các chủ xe.
Thất vọng về công nghệ còn thể hiện ở chỗ thiếu App. Để hỏi về mức lưu điện, xác định vị trí, đóng các cửa – tất cả thông qua  Smartphone. Hiện đã có nhiều nhà sản xuất cung cấp các chức năng này. Polestar dự định áp dụng những ứng dụng này  trong năm nay.
Đối với thách thức lớn thứ hai về điện thì tình trạng của người Thụy Điển cũng tương tự như với các đối thủ cạnh tranh. Đối với hạ tầng cơ sở để sạc điện, người ta đều lệ thuộc vào những cái hiện có. Và điều này hiện vẫn còn thiếu.
Polestar không thể sử dụng  Supercharger của Tesla. Nó có thể sử dụng tất cả các trạm nạp tốc hành khác. Dù sao pin của xe nếu được nạp tại các trụ thực sự tốt thì mất khoảng 40 phút để đưa từ mức 0% lên 80%.
Điều đó coi như ổn. Nhưng thực tình hy vọng là sẽ có một bất ngờ tích cực. Sẽ là tuyệt vời nếu như các kỹ sư Thụy Điển thực hiện được điều này khi xe đang chạy.
Những kilomet đầu tiên cho thấy  Polestar chạy rất tốt. Xe chạy đằm trên đường. Động cơ  408 mã lực. Từ 0km lên tốc độ 100 km chiếc xe này mất 4,5 giây. Bằng trình độ của Tesla – lấy phiên bản gốc của Model 3 làm thước đo để so sánh, thậm chí còn cao hơn chút ít.
Có thể nói xe này chạy còn tốt hơn xe của Mỹ đôi chút. Ở đây người ta không phải có nhiều  châm chước khi so với Mercedes, BMW hay Audi. Với một chiếc xe mới toanh thì đây là một sự đặc biệt.
Nhưng tất cả những cái đó chả có ý nghĩa gì nếu như phạm vi hoạt động không đạt yêu cầu. Theo đồng hồ thì nó có thể đi được tối đa 430 km, khi pin được sạc đầy .
Có thể khẳng định: Polestar không đơn thuần là loại xe đi trong thành phố
 
Trong mấy ngày đầu, người lái chạy thử kiểu hỗn hợp kinh điển, nghĩa là vừa đi trong nội thành và  ra cả vùng ngại ô. Cho xe chạy ra nhà trẻ, đến siêu thị, đến nhà bạn bè, đến chỗ làm việc. Tầm hoạt động của xe thực tế chỉ đạt khoảng 330 km, không phải là nhiều.
Cũng có thể nói chắc rằng Polestar không phải là xe chuyên chạy trong thành phố. Nó phải đáp ứng mọi đòi hỏi, kể cả khi đi đường trường. Nhưng mọi đối thủ cạnh tranh với Tesla đều bị thua trong khoản này. Chỉ có con xe Porsche Taycan mới có sức thuyết phục.
Tuy Polestar không phải là Porsche, nhưng những ai đã ngồi sau vô-lăng của chiếc xe vẫn có kỳ vọng lớn: Khi đã thiết kế một chiếc ôtô điện thì phải làm ra được bộ pin đủ để đáp ứng được cuộc thử thách trên xa lộ.
Khởi hành ở 0 độ ngoài trời và bộ pin được nạp điện 81%  Trên màn hình hiển thị phạm vi hoạt động là 340 km. Thế thì đủ điện rồi vì mục tiêu chỉ ở cách xa 180 km.
Hiển thị khoảng cách tới điểm đến ngày một tăng
 
Khi chiếc xe được test thử trên xa lộ với vận tốc 130km/h  với một người, không hành lý, trong điều kiện thời tiết 0 độ, thì chỉ đi được 30km, trên bảng hiển thị cho thấy xe chỉ có thể chạy tiếp 210 km.  
Đi tiếp đúng  70km, màn hình hiển thị cho biết điện chỉ còn đủ để đi tiếp 140 km. Vẫn giữ tốc độ tốc độ ban đầu, lái xe  sẽ không bao giờ đến đích nếu không dừng để sạc điện.
Tại sao con xe Polestar không thể có một bộ pin tốt hơn ? Người ta giải thích điều này như thế nào với những người muốn dùng ôtô điện không thể đi một lèo quá 150 km?
Chiếcon xe này tạo cho ấn tượng thông minh, hợp lý thậm chí thuộc diện thời thượng. Nhưng mọi thứ đó có ý nghĩa gì một khi bộ pin yếu, hoạt động kém hiệu quả khi chạy trên đường?
Con xe này đâu phải loại cỡ nhỏ. Một con Renault Zoe thì với tốc độ 130km/h thì còn có thể châm chước. Nhưng đây là chiếc xe với  400 mã lực, giá khoảng 60.000 Euro.
Chiếc xe này còn lâu mới xứng đáng là đối thủ với các xe của Tesla. Tuy nhiên nếu các kỹ sư Thụy Điển kiên trì con đường điện khí hóa thì trong những năm tới họ sẽ có vai trò to lớn hơn. Có lẽ sẽ còn lâu mới có thể đuổi kịp Tesla – bởi lẽ tập đoàn Hoa Kỳ này cũng vẫn tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên nếu các nhà sản xuất xe cao cấp của Đức tiếp tục đủng đỉnh với chiến lược điện khí hoa của mình thì chí ít Polestar sẽ là đối thủ cạnh tranh nặng ký của họ.

Tin tổng hợp

otoxemay.vn